Đặc tính sinh học của cá mú

Cá mú hồ hải sản, đặc tính sinh học của cá mú. Cá mú hay còn gọi là cá song là một loài sinh vật phân bố ở những vùng cận nhiệt đới, có  thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng, là đặc sản được tiêu thụ tại các  nhà hàng ở dạng cá sống và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao…Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những đặc điểm đặc trưng của loài cá này trong bài viết dưới đây.

Cá mú hồ hải sản

Cá mú hồ hải sản

 

Đặc điểm của cá mú

Cá mú phân bố ở các vùng biển có rạng san hô đá ngầm, vùng biển nước ấm, ven bờ, mùa đông di cư ra vùng xa bờ. Chủ yếu là ăn thịt với các thức ăn như cá con, mực, giáp xác, ở gian đoạn các con thường ăn thịt lẫn nhau.

Ở vùng biển Việt Nam thường phân bố ở ven biển từ Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan, chủ yếu là ven biển miền trung. vào mùa đông thượng di chuyển xa bờ để tránh lạnh.

Loài cá này hay còn gọi là cá song thường trú ẩn ở các hốc đá, cùng ven bờ, các rạng, có độ sâu từ 10 đến 30 m, có nồng độ pH 7,5- 8,3, nhiệt độ giao động trong khoảng 25 đến 30 độ C, nhiệt độ tối ưu là 25-28 C, nếu khoảng 18 độ thì các ít ăn và thấp hơn nữa thì không thể hoạt động ở tầm 15 độ C.

Đặc tính sinh học cá mú

Độ tuổi phát triển đầy đủ và thành thục là khoảng 3 tuổi, với trong lượng nhỏ nhất là 1kg cá mú chuột, lớn nhất là là 3kg đối với các mú nghệ.

Theo tập tính loài cá này có khả năng chuyển giới tính, thông thường là giống cái lúc còn nhỏ, khi lớn sẽ chuyển thành đực, tuỳ vào mỗi loài cá mú khác nhau sẽ có đặc điểm chuyển giới khác nhau:

Loài cá mú đỏ (e.akaara) bắt đầu chuyển giới khi đạt đến chiều dài 27-30 cm, ở trọng lượng là 0,7- 1kg.

Cá mú ruồi (e.tauvina) chuyển đổi lúc 65-75 cm

Cá múc chuột túi có trọng lượng hơn 3kg.

cá mú hồ hải sản

Cá mú hồ hải sản

 

Môi trường sống của cá

Cá mú là một loài cá dữ nên mật độ thả nên từ 1-3/ m2

Các yếu tố cần phải có trong môi trường nước:

Độ mặn:10 – 23 ‰

pH :7.5 – 8.5

Độ trong:   30 – 45 cm

NH3: 0 – 0.008 mg/l

Độ kiềm: 60 – 100 mg/l

cá mú hồ hải sản

cá mú hồ hải sản

 

Thức ăn và chăm sóc cá

Thức ăn của chúng thông thường là các cá tạp tươi sống như cá cơm, cá trích, cá liệt… Khi cho cá ăn cần phải cắt khúc vừa miệng cá .

Khẩu phần ăn phù hợp là 3-10% trọng lượng thân/ ngày, và cũng tuỳ thuộc vào từng giai đoạn của cá. Nên trộn vitamin C và men tiêu hoá vào thức ăn liên tục 5 ngày, sau đó lại cách 5 ngày rồi cho ăn tiếp. Không nên cho quá nhiều thức ăn vào hồ dễ gây đục nước, ô nhiễm nguồn nước.

cá mú hồ hải sản

Cá mú hồ hải sản

Nên bố chí các đường ống nhựa có đường kính khỏng 10-20 cm cho cá trú ẩn, và hạn chế cá tấn công lẫn nhau, dẫn đến xây xát và nhiễm bệnh.

Khi bạn có nhu cầu tìm hiểu về các đặc tính hải sản, cũng như các vấn đề liên quan đến thiết kế thi công hồ hải sản, bể hải sản nhà hàng,  hãy đến với chúng tôi Hồ Hải Sản Việt để được tư vấn làm bể hải sản và giải đáp các thắc mắc chi tiết nhất

 

Liên hệ với chúng tôi